Dụng cụ điện cầm tay - những điều cần lưu ý khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng dụng cụ điện cầm tay tại nhà làm các công việc DIY, đa số chúng ta chưa có được một nhà xưởng ngăn nắp, đầy đủ, việc lưu ý đến công tác an toàn cũng không được chú trọng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại không ai mong muốn.
Trong bài này tôi xin chia sẻ những lưu ý, hy vọng phần nào hữu ích cho các tín đồ DIY
I- AN TOÀN NƠI LÀM VIỆC.
1.Giữ nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học và có đủ ánh sáng.
2. Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường cháy nổ, có sự hiện diện của các chất lỏng, khí hoặc bụi dễ cháy. Các dụng cụ điện cầm tay tạo tia lửa điện có thể làm bụi hoặc khí bốc cháy.
3. Đề nghị trẻ em và người không tham gia tránh xa nơi làm việc khi đang vận hành dụng cụ điện cầm tay. Sự xao lãng có khả năng khiến bạn mất kiểm soát.
II- AN TOÀN ĐIỆN.
1. Không được sửa đổi phích cắm theo bất kỳ cách nào. Không sử dụng phích chuyển đổi với các dụng cụ điện cầm tay được nối đất( tiếp đất). Các phích cắm còn nguyên vẹn và ổ cắm phù hợp sẽ giảm nguy cơ điện giật.
2. Tránh để cơ thể tiếp xúc với các bề mặt nối đất hoặc tiếp đất như đường ống, bộ phận tản nhiệt, ... Nguy cơ bị điện giật sẽ tăng lên nếu cơ thể bạn được nối đất hoặc tiếp đất.
3. Không để dụng cụ điện cầm tay tiếp xúc với mưa hoặc trong điều kiện ẩm ướt. Nước lọt vào máy sẽ làm chạm chập, hỏng máy và tăng nguy cơ điện giật.
4. Không bao giờ sử dụng dây để mang, kéo hoặc tháo phích cắm dụng cụ điện cầm tay. Giữ dây nguồn tránh xa nguồn nhiệt, dầu, các mép sắc hoặc các bộ phận chuyển động. Dây cấp điện bị rối hoặc bị hỏng sẽ làm tăng nguy cơ bị điện giật.
5. Khi vận hành dụng cụ điện cầm tay ngoài trời, hãy sử dụng dây nguồn kéo dài phù hợp cho việc sử dụng ngoài trời. Việc sử dụng dây nguồn phù hợp cho việc sử dụng ngoài trời sẽ giảm nguy cơ điện giật.
6. Nếu bắt buộc phải vận hành dụng cụ điện cầm tay ở nơi ẩm ướt, hãy sử dụng nguồn cấp điện được bảo về bằng thiết bị ngắt dòng điện rò (RCD). Việc sử dụng RCD sẽ giảm nguy cơ điện giật.
7. Chúng tôi luôn khuyên bạn sử dụng nguồn cấp điện cho dụng cụ điện cầm tay qua thiết bị RCD có thể ngắt điện dự định mức 30 mA hoặc thấp hơn.
III- AN TOÀN CÁ NHÂN
1. Chỉ sử dụng dụng cụ điện cầm tay khi tỉnh táo, kiểm soát tốt những việc bạn đang làm. Không sử dụng dụng cụ điện cầm tay dụng khi bạn đang mệt mỏi hoặc chịu ảnh hưởng của ma túy, rượu hay thuốc. Chỉ một khoảnh khắc không tập trung khi đang vận hành dụng cụ điện cầm tay, cũng có thể dẫn đến thương tích cá nhân nghiêm trọng.
2. Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân như thiết bị bảo hộ mắt. Các thiết bị bảo hộ như mặt nạ chống bụi, giày an toàn chống trượt, mũ bảo hộ hay thiết bị bảo vệ thính giác… thích hợp sẽ giúp giảm các thương tích cá nhân.
3. Tránh vô tình khởi động dụng cụ điện cầm tay. Đảm bảo công tác ở vị trí off (tắt) trước khi nối nguồn điện hoặc bộ pin. Việc mang vác dụng cụ điện cầm tay đặt ngón tay ở vị trí công tắc hoặc cấp điện cho dụng cụ điện cầm tay đang bật thường dễ gây ra tai nạn.
4. Tháo mọi khoá hoặc chìa vặn điều chỉnh trước khi bật máy. Việc chìa vặn hoặc khoá vẫn còn gắn vào bộ phận quay của dụng cụ điện cầm tay có thể dẫn đến thương tích cá nhân.
5. Không với quá cao. Luôn giữ thăng bằng tốt và có chỗ để chân phù hợp. Điều này cho phép điều khiển dụng cụ điện cầm tay tốt hơn trong những tình huống bất ngờ.
6. Không mặc quần áo rộng hay đeo đồ trang sức. Giữ tóc, quần áo và găng tay tránh xa các bộ phận chuyển động. Quần áo rộng, đồ trang sức hay tóc dài có thể mắc vào những bộ phận chuyển động.
7. Nếu các dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để kết nối với thiết bị thu gom và hút bụi, hãy đám bảo chúng được kết nối và sử dụng hợp lý. Việc sử dụng thiết bị thu gom bụi có thể làm giảm những mối nguy hiểm liên quan đến bụi.
IV- SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY.
1. Không dùng đè ấn quá mạnh đối với dụng cụ điện cầm tay. Sử dụng đúng dụng cụ điện cầm tay cho công việc của bạn. Sử dụng đúng dụng cụ sẽ giúp thực hiện công việc tốt hơn và an toàn hơn theo giá trị định mức được thiết kế của dụng cụ điện cầm tay đó.
2. Không sử dụng dụng cụ điện cầm tay nếu công tắc bật, tắt của máy hư (không bật, tắt được). Mọi dụng cụ điện cầm tay không thể điều khiển được bằng công tắc đều tất nguy hiểm và cần được sữa chữa,
3. Rút phích cắm ra khỏi nguồn điện hoặc ngắt kết nối bộ pin khỏi dụng cụ điện cầm tay trước khi thực hiện bất kỳ công việc điều chỉnh, thay đổi phụ tùng hay cất giữ dụng cụ máy nào. Những biện pháp an toàn phòng ngừa này sẽ giảm nguy cơ vô tình khởi động dụng cụ điện cầm tay.
4. Cất giữ các dụng cụ điện cầm tay không sử dụng ngoài tầm với của trẻ em và không cho bất kỳ người nào không có hiều biết về dụng cụ điện cầm tay đó vận hành.
5. Bảo quản dụng cụ điện cầm tay. Kiểm tra tình trạng lệch trục hoặc bó kẹp của các bộ phận chuyển động, hiện tượng nứt vỡ của các bộ phận và mọi tình trạng khác mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dụng cụ điện cầm tay. Nếu có hỏng hóc, hãy sữa chữa dụng cụ điện cầm tay trước khi sử dụng. Nhiều tai nạn xảy ra là do không bảo quản tốt dụng cụ điện cầm tay.
6. Luôn giữ cho dụng cụ điện cầm tay dùng để cắt được sắc bén và sạch sẽ. Những dụng cụ cắt được bảo quản tốt có mép cắt sắc, sẽ ít bị kẹt hơn và dễ điều khiển hơn.
7. Sử dụng dụng cụ điện cầm tay, phụ tùng và đầu dụng cụ cắt,v.v..theo các hướng dẫn có tính đến điều kiện làm việc và công việc được thực hiện. Việc sử dụng dụng cụ điện cầm tay cho các công việc khác với công việc dự định có thể gây nguy hiểm.
V- BẢO DƯỠNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY.
1. Để nhân viên sữa chữa đủ trình độ bảo dưỡng dụng cụ điện cầm tay của bạn và chỉ sử dụng các bộ phận thay thế đồng nhất. Việc này sẽ đảm bảo duy trì được độ an toàn của dụng cụ điện cầm tay
2. Tuân theo hướng dẫn dành cho việc bôi trơn và thay phụ tùng.
3. Giữ tay cầm khô, sạch, không dính dầu và mỡ.
4. Cất giữ dụng cụ điện cầm tay nơi khô ráo, tránh ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết như nắng mưa, nơi ẩm thấp hoặc quá nóng. Lên lịch định kỳ kiểm tra đối với các dụng cụ điện cầm tay ít sử dụng. Kiểm tra tổng thể dụng cụ điện cầm tay trước khi sử dụng lại.
Nguồn: http://dungcudiencamtay-diy.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét